Chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa (Việt Nam Cộng hòa)

Quốc gia Việt Nam thành lập năm 1947 nhưng trong một thời gian dài không có Hiến pháp lẫn Quốc hội. Chính vì thế Quốc trưởng Ngô Đình Diệm xúc tiến tổ chức bầu Quốc hội Lập hiến. Quốc hội này được bầu ra vào ngày 4 tháng 3 và khai mạc ngày 17 tháng 4 năm 1956 gồm 123 dân biểu để giúp soạn hiến pháp mới. Chủ tịch Quốc hội là Nguyễn Phương Thiệp.[12] Tỷ số cử tri đầu phiếu là khoảng 80% với 405 ứng cử viên tham gia[13]. Sau mấy lần thương nghị giữa Quốc hội và Quốc trưởng, bản hiến pháp đó được thông qua vào tháng 7 và ban hành ngày 26 tháng 10 năm 1956. Ngày này được nền Đệ Nhất Cộng hòa chọn là ngày Quốc khánh.

Tổ chức

Hành pháp

Đứng đầu ngành hành pháp là tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm. Ứng cử viên được ra tranh cử ba nhiệm kỳ liên tiếp. Hiệp trợ ngành hành pháp là Nội các gồm 14 bộ trưởng.[14]

Sau khi làm lễ tuyên thệ chức Tổng thống nhiệm kỳ II trước Quốc hội vào ngày 28-5-1961, Ngô Đình Diệm thành lập một chính phủ mới:

Lập pháp

Lập pháp có Quốc hội chỉ có một viện duy nhất gồm 123 dân biểu với nhiệm kỳ ba năm chọn theo từng đơn vị bầu cử. Một số ghế dành riêng cho các sắc tộc thiểu số như năm 1955 thì người Thượng có bốn ghế, đến năm 1959 thì giảm còn hai ghế.[15]

Dân biểu và tổng thống được chọn bằng cách đầu phiếu kín và trực tiếp.[16] Trương Vĩnh Lễ được bầu làm Chủ tịch Quốc hội[17] còn Vũ Quốc Thông làm Phó Chủ tịch[18] và Nguyễn Phương Thiệp làm Tổng Thơ ký.[19]

Phong trào Cách mạng Quốc gia chiếm 66 ghế, cộng thêm những đảng thân chính phủ thì khối này chiếm 101 ghế.[20]

Đảng pháiSố ghế
Phong trào Cách mạng Quốc gia66
Tập đoàn Công dân Vụ18
Đảng Công nhân10
Phong trào Tranh thủ Tự do7
Đảng Dân chủ Xã hội (đối lập)2
Đảng Đại Việt (đối lập)1
Độc lập (không liên kết)19

[21]

Quốc hội nhóm họp tổng cộng ba khóa gồm đợt tuyển cử năm 1956, 1959, và 1963. Dân biểu đắc cử niên khóa 1963 chưa kịp chấp chính thì xảy ra cuộc đảo chính Tháng Mười Một và sau đó bị bãi nhiệm bởi nhóm tướng lãnh.[22]

Tư pháp

Ngành tư phápViện Bảo hiến để cân nhấc và duyệt xét những luật lệ ban hành để phù hợp với Hiến pháp. Còn về luật pháp nói chung thì cấp thấp nhất là tòa vi cảnh xử những vụ hộ luật với thiệt hại nhỏ. Cấp thứ nhì là tòa sơ thẩmtòa hòa giải. Cấp thứ ba là tòa thượng thẩm và thứ tư là tòa đại hìnhtòa phá án (cour de cassation). Tòa phá án được coi là pháp đình tối cao trong hệ thống tư pháp thời Đệ Nhất Cộng hòa.

Bên quân đội thì có toà án quân sự riêng.

Thời Đệ Nhất Cộng hoà có một tòa phá án ở Sài Gòn; hai toà thượng thẩm ở Huế và Sài Gòn. Các tỉnh thì mỗi tỉnh có toà hoà giải và những cấp thấp hơn.[23]

Quản lý địa phương

Ngay sau Hiệp định Genève, 1954 thì phía nam vĩ tuyến 17 có 32 tỉnh. Số tỉnh sau đó tăng lên khi chính phủ Đệ Nhất Cộng hòa tìm cách kiểm soát chặt chẽ nhưng kết quả không hữu hiệu.

Tổng thống bổ nhiệm tỉnh trưởng, thị trưởngquận trưởng.[24] Về sau chính phủ cũng cho quy định lại cách tổ chức hội đồng xã. Xã trưởng kể từ năm 1956 là do tỉnh trưởng bổ nhiệm nên chính sách này bị chỉ trích là thiếu dân chủ.[25] Hội đồng xã thì do dân làng trực tiếp đề cử nhưng phải được quận trưởng thông qua.[24]

Vào thời Đệ Nhất Cộng hòa, chính phủ còn dùng đơn vị Trung phầnNam phần về mặt pháp lý và lập bốn Tòa Đại biểu Chính phủ cho bốn khu vực:

  1. Cao nguyên Trung phần (đặt ở Đà Lạt)
  2. Duyên hải Trung phần (Huế)
  3. Miền Đông Nam phần
  4. Miền Tây Nam phần (Cần Thơ).[25]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đệ Nhất Cộng hòa (Việt Nam Cộng hòa) http://www.calitoday.com/news/view_article.html?ar... http://bimatcs.googlepages.com/ChienTranhHoa-Viet1... http://www.haingoaiphiemdam.com/Tham-khao/NH%C3%82... http://hienphap.com/?p=6 http://www.nsvietnam.com/online/binhluan/040509-tu... http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,8... http://vietnamlawexpert.com/ http://viettouch.com/trungsis/ http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent... http://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon/pent...